-
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi mắc bệnh Sởi, trong đó có 5 ca tử vong. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Sởi, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh Sởi.
-
Thời điểm hiện nay, đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban... Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; thường xuyên xảy ra việc tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm liên quan đến hô hấp, trong đó có cúm mùa.
-
Trẻ em với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và khả năng đề kháng với sự xâm nhập, tấn công gây bệnh của các loại virus, vi khuẩn còn rất non nớt nên dễ bị tổn thương hơn so với các đối tượng khác trước các bệnh truyền nhiễm. Các bệnh truyền nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ mà còn có thể tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần và giảm khả năng học tập. Do vậy, tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tại Bệnh viện Bưu điện, việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không chỉ được thực hiện theo đúng quy trình chuyên môn mà luôn đảm bảo an toàn cho các bé ngay sau khi sinh ra.
-
Phế cầu là loại vi khuẩn thường trú trong hầu họng của trẻ em và người lớn, có từ 5 – 90% dân số khỏe mạnh có loại vi khuẩn này, do khả năng bám dính đặc trưng của vi khuẩn lên các tế bào biểu mô. Loại vi khuẩn này có nhiều chủng phức tạp, dễ lây truyền qua đường hô hấp qua việc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 10 - 20%. Đặc biệt, với nhóm đối tượng là trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch suy yếu, các bệnh do phế cầu khuẩn có thể nâng tỷ lệ tử vong lên tới 50%. Không chỉ vậy, vi khuẩn phế cầu hiện nay còn đề kháng nhiều loại kháng sinh. Khi mắc bệnh và điều trị, buộc phải sử dụng kháng sinh mạnh với liều cao hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh, làm tăng chi phí chữa trị, kéo dài thời gian nằm viện,...
-
Sở Y tế TP. Hà Nội vừa có Quyết định số 201/QĐ-SYT về việc điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của Bệnh viện Bưu điện do thay đổi quy mô hoạt động. Theo Quyết định này, Sở Y tế đã phê duyệt 31 danh mục bệnh nghề nghiệp được thực hiện tại Bệnh viện Bưu điện.
-
Tri ân Chính quyền địa phương và
Nhân dân phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đã luôn ủng hộ và giúp đỡ Trung
tâm Tiêm chủng và Bệnh viện Bưu điện trong suốt thời gian qua, nhân dịp năm mới
2025 Bệnh viện Bưu điện trân trọng gửi tặng Quý khách hàng hiện đang cư trú
trên địa bàn phường Định Công chương trình ưu đãi đặc biệt.
-
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Hiện dịch sởi đang bùng phát mạnh mẽ tại nước ta với số ca mắc sởi tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía Nam. Theo thống kê mới nhất, số ca mắc bệnh sởi đã tăng hơn 56 lần so với năm trước.
Đáng lo ngại là, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi; viêm não, viêm màng não; viêm tai giữa, viêm loét ruột, viêm loét giác mạc; suy giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể phòng được một cách hiệu quả thông qua việc tiêm vắc xin sởi.
-
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền
nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra, thường được lây truyền qua vết đốt của
muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng,
thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh các phương
pháp phòng bệnh sốt xuất huyết thông qua việc hạn chế trung gian lây truyền như
loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, đề phòng muỗi đốt…, vaccine sốt xuất huyết được
đánh giá là phương pháp phòng bệnh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất.
-
Mới đây, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp người bệnh tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên. Theo các chuyên gia dịch tễ, tiêm phòng vắc xin bạch hầu là biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, giúp bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
-
Trẻ em dưới 24 tháng tuổi (2 tuổi) hệ miễn dịch cơ thể chưa hoàn chỉnh, rất dễ nhiễm virus Cúm, có nguy cơ gặp biến chứng nặng, thậm chí tử vong. Vì vậy, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc xin phòng Cúm. Bố mẹ lưu ý, do virus Cúm thay đổi, đột biến rất nhanh nên vắc-xin phòng Cúm cần được tiêm nhắc lại hằng năm hoặc vào đầu các mùa có nguy cơ bùng dịch.
|