Tổng đài CSKH: 18006090 Đường dây nóng: 091 4642628 Cấp cứu: 024 36402308
LỢI ÍCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH CÚM CHO TRẺ EM
Lượt xem: 186
Cúm là một trong những bệnh do virus có độ nặng khá nghiêm trọng và phổ biến nhất ở trẻ nhỏ trong mùa đông. Khi mắc cúm, trẻ thường có biểu hiện sốt cao, đau nhức cơ thể, ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau họng, chán ăn hay bỏ ăn. Cúm ở trẻ em là điều kiện thuận lợi gây ra bội nhiễm phổi, dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí là tử vong. Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm cho trẻ được các bác sĩ khuyến cáo là chủng ngừa vắc-xin cúm.
Anh-tin-bai
 Virus cúm thường được lây truyền trực tiếp từ trẻ sang trẻ hoặc người lớn sang trẻ qua dịch tiết, giọt bắn khi hắt hơi hoặc ho sặc. Mặt khác, virus có thể tồn tại một thời gian ngắn trên các bề mặt thường tiếp xúc do đó trẻ em là các đối tượng dễ dàng nhiễm virus cúm khi thường chạm vào nhiều bề mặt khác nhau và sau đó tiếp xúc với miệng, mũi, mắt.
Theo thống kê, bệnh Cúm ảnh hưởng đến 10-30% trẻ em hàng năm. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 28.000 - 111.500 trường hợp trẻ em tử vong có liên quan đến Cúm mùa. Theo 1 số nghiên cứu tiêm phòng vắc-xin cúm cho trẻ em sẽ làm giảm 36% nguy cơ viêm tai giữa, 33% nguy cơ viêm đường hô hấp cấp, 41% nguy cơ hen kịch phát.
Tại Việt Nam, vào thời điểm giao mùa như hiện nay rất dễ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh cúm, tiêm vắc xin phòng cúm, giữ gìn vệ sinh miệng họng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho trẻ em. Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc-xin, vắc-xin cúm dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi với 2 liều tiêm mỗi mũi cách nhau mỗi 4 tuần và nhắc lại hàng năm.
Trung tâm Tiêm chủng Bệnh viện Bưu điện hiện đang có sẵn ba loại vắc xin phòng bệnh Cúm mùa: Influvac Tetra (Hà Lan) Vaxigrip Tetra (Pháp), GC FLU QUADRIVALENT (Hàn Quốc), Quý khách hàng có nhu cầu tiêm phòng Cúm cho con/cháu, vui lòng đến Trung tâm để được nghe bác sĩ tư vấn miễn phí và đăng ký tiêm phòng sớm cho các bé.
Anh-tin-bai
Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, Quý khách lưu ý:
+ Trước khi tiêm chủng:
- Mang đầy đủ sổ/ phiếu tiêm chủng từ những lần trước để bác sỹ kiểm tra đối chiếu với lịch sử tiêm chủng của trẻ trên phần mềm tiêm chủng cho chính xác
- Không đưa những trẻ đang có biểu hiện bệnh lý (sốt) hoặc thiếu cân trẻ < 2000 gram, dùng corticoid liều cao đi tiêm chủng.
- Thông báo cho bác sỹ các phản ứng sau tiêm vắc xin của trẻ trong những lần tiêm chủng trước bao gồm cả phản ứng nhẹ và nặng.
+ Sau khi tiêm chủng:
- Trẻ em cần được theo dõi 30 phút tại nơi tiêm chủng để phòng tránh các trường hợp phản vệ sớm sau tiêm chủng.
- Tiếp tục theo dõi 24 – 48 giờ tại nhà, nếu thấy các biểu hiện như: thân nhiệt cao, khó thở, thở rít, thở khò khè, da tím tái, niêm mạc nhợt, quấy khóc dai dẳng, chán ăn, bỏ bú, dị ứng… thì thông báo ngay cho cán bộ y tế. Trường hợp nặng cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất hoặc đến Bệnh viện Bưu điện để được chăm sóc kịp thời.
- Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng: Không chườm nóng, đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm của trẻ. Nếu trường hợp sưng nóng, đỏ đau có thể chườm lạnh cho trẻ. Cần mặc thoáng về mùa hè, ấm về mùa dông cho trẻ. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, cho trẻ uống đủ nước. Nếu trẻ sốt trên 38,50C thì dùng thuốc hạ số (Paracetamol hoặc Ibuprofen) cho trẻ theo cân nặng.
--------------------------------------------------
Trung tâm Tiêm chủng Bệnh viện Bưu điện
Địa chỉ: số 49 Trần Điền, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Hotline: 081 661 5858
Tổng đài chăm sóc khách hàng Bệnh viện Bưu điện: 18006090
Anh-tin-bai